Không tìm thấy kết quả nào
Chúng tôi không thể tìm thấy bất cứ điều gì với thuật ngữ đó vào lúc này, hãy thử tìm kiếm cái gì đó khác.
Công cụ online miễn phí này có chức năng chuyển đổi các đơn vị đo lường thông dụng, bao gồm chiều dài, nhiệt độ, diện tích, thể tích, trọng lượng và thời gian.
CHUYỂN ĐỔI
1 Mét = 0.001 Kilômét
Có lỗi với phép tính của bạn.
Trình chuyển đổi đơn vị này cung cấp cho bạn một cách thức đơn giản để chuyển đổi giữa các đơn vị đo lường khác nhau. Chỉ cần chọn đơn vị đo hiện tại và đơn vị đo mong muốn, sau đó nhập giá trị bạn muốn chuyển đổi. Công cụ sẽ tính toán và hiển thị kết quả cho bạn.
Thuật ngữ "hệ thống đơn vị" đề cập đến tập hợp các quy tắc chi phối mối quan hệ giữa các đơn vị đo lường khác nhau. Nhân loại đã sử dụng nhiều hệ thống đơn vị xuyên suốt bề dày lịch sử. Đơn vị đo lường là một giá trị số lượng cụ thể được sử dụng làm tiêu chuẩn để đo lường cùng một loại số lượng, chẳng hạn như trọng lượng, chiều dài và thể tích.
Giao tiếp trong thương mại hoặc khoa học sẽ rất khó khăn nếu bạn và đối tác kinh doanh hoặc khoa học của bạn sử dụng các hệ thống đơn vị khác nhau. Trong quá khứ, rất nhiều hệ thống đo lường được xác định theo vùng miền. Chúng có thể được phát minh dựa trên các yếu tố tự phát, chẳng hạn như chiều dài ngón cái của nhà vua. Chính vì vậy, nhân loại dần tìm cách tạo ra các hệ thống có thể áp dụng rộng rãi cũng như chuẩn xác hơn.
Hệ thống đo lường được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm hệ metric, hệ đo lường Anh và hệ truyền thống.
Hệ Thống Đơn Vị Quốc Tế (SI) là hệ thống metric được sử dụng rộng rãi nhất, bao gồm bảy đơn vị cơ bản là chiều dài (mét, biểu tượng là m), khối lượng (kilôgam, biểu tượng là kg), thời gian (giây, biểu tượng là s), nhiệt độ (Kelvin, biểu tượng là K), cường độ dòng điện (ampe, biểu tượng là A), cường độ ánh sáng (candela, biểu tượng là cd) và lượng chất (mol, biểu tượng là mol).
Mặc dù SI được áp dụng rộng rãi trong khoa học (ngay cả ở Hoa Kỳ), một số quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống đơn vị đặc thù của riêng họ. Điều này xảy ra một phần là do các chi phí tài chính và văn hóa cao trong vấn đề thay đổi hệ thống đo lường so với các lợi ích tiềm năng của việc sử dụng phương pháp chuẩn hóa.
Có nhiều trình chuyển đổi đơn vị, chẳng hạn như Máy Tính Chuyển Đổi này sẽ tiếp tục tồn tại để đảm bảo rằng mọi người trên toàn thế giới có thể chuyển đổi đa dạng các phép đo khác nhau một cách đầy đủ.
Văn minh Ả Rập phát triển mạnh mẽ ở Trung Đông và Tây Ban Nha vào khoảng thế kỷ thứ 8 và thứ 9 sau Công nguyên. Do cạo hoặc cắt nhỏ đồng xu để giảm trọng lượng là điều không thể, người Ả Rập đã sử dụng đồng xu làm đơn vị đo lường. Họ sử dụng đồng dirham bạc, một đồng xu cơ bản, có trọng lượng tương đương khoảng 45 hạt lúa mạch đã trưởng thành hoàn toàn.
Theo thời gian, hoạt động giao thương dịch chuyển từ Địa Trung Hải sang châu Âu, đặc biệt là các thành phố ở phía bắc nước Đức. Kết quả là, một pound bạc, tương đương 16 ounce hoặc 7,200 hạt lúa, trở thành đơn vị đo lường được sử dụng rộng rãi tại nhiều khu vực. Nước Anh cũng đã áp dụng cách đo này.
Sau đó, Offa, vị vua của Mercia, vương quốc Anglo-Saxon ở Anh, trị vì từ năm 757 đến năm 796, đã thực hiện một cuộc cải cách tiền tệ. Ông đã giảm kích thước của pound xuống còn 5,400 hạt để sử dụng đồng xu nhỏ hơn do khan hiếm bạc. Khi William the Conqueror lên ngôi vua Anh, ông đã giữ nguyên pound 5,400 hạt để đúc tiền. Tuy nhiên, ông đã sử dụng pound 7,200 hạt cho tất cả các mục đích khác.
Nhiều quốc gia đã sử dụng pound kể từ thời điểm đó trở đi, bao gồm cả Anh. Tuy nhiên, dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth vào thế kỷ 16, hệ thống trọng lượng avoirdupois đã được thiết lập. Đây là một hệ thống dựa trên trọng lượng than với tên bắt nguồn từ từ tiếng Pháp "avoir de pois" (hàng hóa có trọng lượng hoặc tài sản). Avoirdupois bằng 7.000 hạt lúa, 256 dram gồm 27.344 hạt lúa hoặc 16 ounce gồm 437 ½ hạt. Ở hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh, pound avoirdupois đã được chính thức định nghĩa là 0,45359237 kg kể từ năm 1959.
Các nước châu Á cũng đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của nhiều biện pháp đo lường khác nhau. Để minh họa cho ý này, ở Ấn Độ cổ đại, người ta đã sử dụng một đơn vị trọng lượng được gọi là "Satamana", tương đương 100 quả mọng gunja.
Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, đã thiết lập một hệ thống trọng lượng và đo lường vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Shi, tương đương 132 pound, được sử dụng làm đơn vị đo lường trọng lượng tiêu chuẩn. Theo truyền thống của Trung Quốc, chi và trượng là các đơn vị đo chiều dài, tương đương khoảng 25 cm và 3 mét.
Một phương pháp khác được phát triển ở Trung Quốc để đảm bảo độ chính xác là sử dụng một chiếc bát có kích thước cụ thể phát ra âm thanh khác biệt khi được đánh. Phép đo được coi là không chính xác nếu âm thanh tạo ra không chuẩn xác.
Vào năm 1668, John Wilkins, một nhà triết học tự nhiên, tác giả và là một trong những người sáng lập Hội Hoàng Gia, đã đề xuất một hệ thống thập phân. Trong hệ thống của ông, chiều dài, diện tích, thể tích và khối lượng được liên kết với nhau dựa trên một con lắc có chu kỳ một giây làm đơn vị đo lường độ dài cơ bản.
Năm 1670, Gabriel Mouton, tu viện trưởng và nhà khoa học người Pháp, đã đề xuất một hệ thống thập phân dựa trên chu vi Trái Đất. Ý tưởng này được ủng hộ bởi các nhà khoa học nổi tiếng khác, chẳng hạn như Jean Picard và Christian Huygens. Tuy nhiên, nó đã không được phổ biến cho đến khoảng 100 năm sau.
Đến giữa thế kỷ thứ 18, việc chuẩn hóa các đơn vị đo và trọng lượng đã trở nên rõ ràng đối với hoạt động giao thương và trao đổi ý tưởng khoa học giữa các quốc gia.
Charles Maurice de Talleyrand-Périgord, Hoàng tử Talleyrand, đã đề xuất sử dụng chiều dài của con lắc để thiết lập một tiêu chuẩn đo lường thống nhất. Một trong các cơ quan khoa học có ảnh hưởng nhất của Pháp lúc bấy giờ đã đưa ra hệ thống trọng lượng và đo lường thập phân tương tự như ủy ban được thành lập tại Hoa Kỳ.
Là một phần trong "Kế hoạch thiết lập sự thống nhất trong hệ thống tiền tệ, trọng lượng và đo lường của Hoa Kỳ", Thomas Jefferson đã đề xuất một hệ thống thập phân trong đó mỗi đơn vị là bội số của 10. Quốc hội đã xem xét bản dự thảo của Jefferson, nhưng không thực hiện bất kỳ hành động để đáp lại khuyến nghị của ông.
Năm 1795, luật tại Pháp chính thức định nghĩa hệ thống metric. Đến năm 1799, hệ thống metric đã được chính thức áp dụng tại Pháp, mặc dù không phải mọi công dân đều tuân theo nó.
Hệ thống metric không phát triển nhanh chóng, và các vùng của Pháp bị chiếm đóng trong thời trị vì của Napoléon là những nơi đầu tiên áp dụng nó. Mãi đến năm 1875, hai phần ba châu Âu và gần một nửa dân số thế giới đã chấp nhận hệ thống metric. Đến năm 1920, 22% dân số thế giới sử dụng hệ thống đo lường Anh hoặc hệ thống thông thường của Hoa Kỳ, 25% chủ yếu sử dụng hệ thống metric và 53% không sử dụng hệ thống nào.
Năm 1960, Hệ Thống Đơn Vị Quốc Tế (SI) được tạo ra, trở thành hệ thống đo lường được sử dụng phổ biến nhất. Ngoại trừ Hoa Kỳ, tất cả các quốc gia công nghiệp đều đã áp dụng nó. Ở Mỹ, quân đội và khoa học sử dụng hệ thống này một cách phổ biến.
Hệ Thống Đơn Vị Quốc Tế dành cho Các Đơn Vị Vật Lý đã được thông qua vào năm 1960 bởi Hội nghị Tổng hợp lần thứ 11 về Cân Nặng và Đo Lường tại Paris.
Năm 1948, Liên Minh Quốc Tế Về Vật Lý Thuần Túy Và Ứng Dụng đã đề xuất phát triển một Hệ Thống Đơn Vị Quốc Tế thống nhất. Kết quả là, hệ thống SI đã được tạo ra để đơn giản hóa việc sử dụng các đơn vị đo lường. Hệ thống này được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng làm hệ thống đơn vị cơ bản.
Tại các quốc gia vẫn sử dụng các đơn vị đo lường truyền thống trong sinh hoạt thường nhật, định nghĩa của chúng đã được điều chỉnh để kết nối với các đơn vị SI.
Hệ thống SI dựa trên các nguyên tắc được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1832 bởi nhà toán học Carl Gauss trong việc xây dựng hệ thống đơn vị Gauss. Bản chất của phương pháp Gauss là ban đầu, các định nghĩa về kích thước chỉ được thiết lập cho một số đơn vị cơ bản độc lập với nhau. Và các đơn vị khác liên quan đến chúng được coi là các đơn vị phụ thuộc.
Các đơn vị cơ bản của SI bao gồm:
Mét (đơn vị đo độ dài), kilôgam (đơn vị đo khối lượng), giây (đơn vị đo thời gian), ampe (đơn vị đo cường độ dòng điện), Kelvin (đơn vị đo nhiệt độ), và candela (đơn vị đo cường độ ánh sáng). Vào năm 1971, đơn vị đo lượng chất, mol đã được bổ sung vào các đơn vị cơ bản.
Trong hệ SI, các đơn vị này được coi là có kích thước độc lập. Không có đơn vị cơ bản nào có thể được suy ra từ các đơn vị khác. Ba đơn vị cơ bản (mét, kilôgam và giây) cho phép hình thành các đơn vị phụ thuộc dành cho tất cả các đại lượng có bản chất cơ học.
Một số đơn vị có nguồn gốc từ hệ SI được đặt theo tên các nhà khoa học có công trình nghiên cứu quan trọng trong các lĩnh vực vật lý và hóa học. Điển hình như Hertz, Newton, Pascal, Joule, Watt, Coulomb, Volt, Farad, Ohm, Siemens, Weber, Tesla, Henry, Celsius, Becquerel, Gray, Sievert và Katal.
Hệ thống SI sử dụng một bộ tiền tố đặc biệt: deca, hecto, kilo, mega, giga, deci, centi, milli, micro, nano, v.v. Chúng được sử dụng khi giá trị của các đại lượng được đo lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiều so với đơn vị SI được sử dụng mà không có tiền tố. Chúng có nghĩa là nhân hoặc chia một đơn vị cho một số nguyên nhất định, là lũy thừa của 10. Ví dụ, tiền tố "kilo" có nghĩa là nhân với 1000 (một km = 1000 mét). Các tiền tố SI cũng được gọi là các tiền tố thập phân.
Hệ thống SI không bao gồm tất cả các đơn vị đo lường phổ biến. Nó không bao gồm phút, giờ, ngày, độ góc, phút góc, giây góc, hecta, lít, tấn, electronvolt, bar, milimet thủy ngân, angstrom, dặm, v.v. Khi sử dụng những đơn vị như vậy, các nhà khoa học sẽ áp dụng các hệ số để chuyển đổi những đơn vị này sang SI.
Hệ thống SI là một hệ thống đơn vị động và đang liên tục phát triển để phù hợp với các khám phá mới trong khoa học và công nghệ. Định nghĩa của một giây trong hệ SI đã được thay đổi vào năm 1967, định nghĩa của một candela vào năm 1979 và định nghĩa của một mét vào năm 1983. Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu để xác định lại kilogram, ampe, kelvin và mol vì định nghĩa của chúng dựa trên các vật lý.
Ví dụ, kilogram trước đây được định nghĩa dựa trên một tiêu chuẩn vật lý thực tế, một ống trụ bằng platin-iridium được chế tạo vào năm 1889 và được lưu trữ tại Cục Cân Đo Quốc tế ở Paris. Tuy nhiên, theo khám phá của các nhà khoa học thì khối lượng của nó sẽ dần dần giảm đi. Do đó, giá trị của kilogram bắt đầu được định nghĩa bởi hằng số Planck, một hệ số liên quan đến độ lớn năng lượng của một lượng tử bức xạ điện từ với tần số của nó.
Trước đây, một mét trong hệ SI bằng 1/10.000.000 khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo. Trong hệ SI hiện đại, một mét là quãng đường ánh sáng đi trong chân không trong 299.792.4583 giây. Trước lần sửa đổi cuối cùng, một giây được định nghĩa là một ngày chia cho 24, 60 và 60. Ngày nay, một giây bằng 9.192.631.770 chu kỳ bức xạ của nguyên tử cesium trong quá trình chuyển đổi giữa các mức trạng thái cơ bản của cesium.